MAP 2023 | Bàn tròn Nghệ thuật 3 - Thuyết trình của Sarah Morag, Nguyễn Hoàng Anh, Kayle Brandon và Renen Itzhaki | ROUNDTABLE 3 - Presentations of Sarah Morag, Nguyễn Hoàng Anh, Kayle Brandon and Renen Itzhaki
[ENGLISH below]
Bàn tròn nghệ thuật MAP 2023: Diều, Mồ hôi, Rượu rum, và Cù lét. Bài viết phản hồi của Caroline Levin dựa trên những trao đổi của nghệ sĩ Sarah Morag, Nguyễn Hoàng Anh, Kayle Brandon và Renen Itzhaki trong bàn tròn nghệ thuật của MAP 2023. Điều gì quyết định nghệ thuật “tốt” ngày nay? Giá trị ư? Điều gì tạo nên một nghệ sĩ mạnh? Tính sáng tạo của họ? Khả năng làm chủ kỹ thuật? Khả năng mà họ thuyết phục bạn, người xem, rằng họ càng sử dụng nhiều âm tiết để mô tả thực hành của mình một cách trừu tượng thì tác phẩm lại càng ấn tượng: tính tạm thời, tính vật chất, tính hiện đại, tính ý niệm, hậu ý niệm, tiền-hậu-tiền-hậu-hiện hành, … những thuật ngữ mang tất thảy ý nghĩa … và không có nghĩa gì hết.
Hai tháng khám phá đời sống nghệ thuật Hà Nội… và tôi không nghĩ rằng mình đã có câu trả lời chính thức nào cho những câu hỏi tu từ mang tính học thuật trên. Có lẽ tôi đang dần chấp nhận sự thật rằng bản thân không đặc biệt quan tâm đến việc tìm ra câu trả lời. Nhận thức này ập đến trong tôi sau buổi thảo luận với bốn nghệ sĩ của MAP. Bốn diễn giả, bàn tròn thứ ba của MAP, hai thành phố, một nhóm khán giả chia sẻ màn hình Zoom. Sarah Morag và Nguyễn Hoàng Anh kết nối từ Hà Nội, Kalye Brandon và Renen từ Bremen. Có một ý nghĩ cứ lởn vởn trong đầu tôi suốt hai tiếng đồng hồ: “các nghệ sĩ… thật sự… quá đỗi… kỳ lạ.” Để đóng góp cho MAP 2023, mỗi nghệ sĩ đã phát triển một phương pháp thực hành nghệ thuật hướng đến tính di động, mang đến một điều gì đó thật… hài hước, ngớ ngẩn, trẻ con, kỳ cục, nhút nhát… trên mọi phương diện: vui tươi. Họ đã làm sáng lên phẩm chất cơ bản nhất của một nghệ sĩ, một phẩm chất thường bị loại ra bởi bầu không khí tự phụ trong nhiều bối cảnh nghệ thuật đương đại chính thống: trí tưởng tượng tuyệt diệu.
Có nhiều khoảnh khắc trong suốt Tháng Thực hành Nghệ thuật tôi thấy như mình đang mất đi sự tỉnh táo. Đây có lẽ là hậu quả của việc tôi luôn phải qua lại giữa hai môi trường làm việc: nghệ thuật và giảng dạy. Theo đó, hai đối tượng mà tôi tương tác nhiều nhất là nghệ sĩ và trẻ em. Tôi được đặt trong không gian mà họ cùng sinh sống: vùng đất màu mỡ nằm giữa hiện thực và hư ảo. Không gian xung quanh họ không dừng lại ở bề mặt hiện thực. Thứ gì không hiểu thì họ hỏi để biết. Hoặc họ coi mảnh ghép còn thiếu như một cơ hội để sáng tạo, tưởng tượng ra những lựa chọn thay thế. Một đứa trẻ được đưa cho một cây bút và dùng nó như một thanh kiếm. Thế giới được coi là sân chơi.
“Tại sao… bạn làm vậy?”; “Làm thế nào… bạn lại có thể nghĩ ra được một thứ như thế?”. Nghệ sĩ và trẻ con, hoán đổi. Họ làm bạn bối rối. Cái cách mà tâm trí họ đến được một điểm nào đó làm bạn ngỡ ngàng. Vậy nhưng, cùng lúc ấy, nó cũng khiến bạn phải ngưỡng mộ. Bằng một cách nào đó, bạn nhận thấy bản thân đang nhiệt thành tận hưởng sự kì lạ. Bạn tiếp nhận nó. Dần dần, thế giới mà bạn đang sống trở thành một nơi thú vị hơn rất nhiều. Nó bắt đầu giống với một sân chơi hơn.
Sarah Morag
Từ Scotland, đến Berlin, đến Đà Lạt, giờ đây Sarah Morgan đang ở toàn thời gian tại Sài Gòn (tôi chắc chắn đã bỏ qua những điểm dừng ở giữa). Không ngạc nhiên khi sự chuyển đổi từ Đà Lạt sang Sài Gòn đến như một sự điều chỉnh, bước ra từ thanh bình xanh tươi để đến với lộn xộn và bộn bề bê tông. Cô đã nói về trải nghiệm của bản thân trong việc tìm kiếm những quãng nghỉ trong đô thị hóa. Thủ Thiêm xuất hiện: một không gian bằng phẳng rộng lớn hiếm hoi ở TP. HCM, đóng vai trò như trung tâm tụ họp trong thành phố. Trong khi đó: bản thân không gian này là bất hợp pháp – vi phạm luật tụ tập nhóm – và chỉ là tạm thời. Nó là một không gian “mở” trung gian, theo sau sự di dời của cộng đồng, đến trước kế hoạch phát triển đô thị dài hạn của thành phố. “Không gian yên bình này chứa đựng bao đau thương, phiền muộn” của một mảnh đất bị tước đoạt.
Sarah chọn con diều là đối tượng chính trong tác phẩm MAP của cô, lấy cảm hứng từ những cánh diều sặc sỡ khổng lồ đan xen trên bầu trời Thủ Thiêm. Chúng là biểu tượng cho những chuyển động trái ngược của không gian này: một mặt thể hiện nhu cầu di chuyển tự do – một nơi cho trẻ em vui chơi trong thành phố đông đúc, – mặt khác, nó là cái giá lớn phải trả cho sự cưỡng bức giải tỏa mặt bằng.
Đứa trẻ được cho một cây bút và nhìn thấy một thanh kiếm. Chuyển động như một trò chơi.
—
Kayle Brandon
Những dự án trước đây của nghệ sĩ Bristol, Kayle Brandon, đều xoay quanh sự can thiệp nghệ thuật vào không gian đô thị: từ “ngày trèo cây”, đến sắp đặt võng, đến việc đột nhập vào bảo tàng qua cửa sổ nhà vệ sinh để phản đối việc trả tiền… phần lớn tập hợp các tác phẩm của cô phản ánh việc sử dụng nghệ thuật như một hành động thách thức tinh nghịch.
Chuyển động như trò chơi.
Dự án MAP 2023 của Kayle là hình ảnh phản chiếu khám phá của Sarah về những con người và địa điểm bị tước đoạt. Tìm hiểu về một lịch sử bị thuộc địa hóa qua những tàn tích trong hiện tại, Alexis coi “các vật thể di chuyển” - đặc biệt là hàng hóa được xuất khẩu sang Vương quốc Anh từ các thuộc địa cũ - như một phương tiện để tạo ra cuộc đối thoại giữa cộng đồng người châu Phi di tản ngày nay với quá khứ thuộc địa và nô lệ của họ. Đối tượng mà cô chọn cho MAP: rượu rum. Sức ảnh hưởng của thành phố Bristol bắt nguồn từ chế độ nô lệ và các nhà máy tinh chế đường. Như Kayle diễn đạt, các cư dân ở đó “ăn đường trắng của cơ thể đen”. Ghi lại quá trình sản xuất đường từ khu chợ địa phương cùng với ý nghĩa tâm linh của rượu ở Haiti như một mối liên kết giữa thế giới thực và thế giới tâm linh, Kayle tạo ra thứ rượu rum của cô như một vật trung gian giữa hai đầu của sự thống trị lịch sử. Qua việc chưng cất và đóng chai thành phẩm chất lỏng của mình, Kayle tự coi mình là “kẻ kích động”, làm rối loạn cuộc sống của một cộng đồng trải qua sự bất công kéo dài hàng thế kỷ.
Đứa trẻ được cho một cây bút và nhìn thấy một thanh kiếm. Chuyển động như một trò chơi.
Nguyễn Hoàng Anh
Vũ công/nghệ sĩ trình diễn đến từ Hội An, Nguyễn Hoàng Anh, đã bắt đầu thực hiện tác phẩm trước đó… một màn trình diễn đặc biệt sau sáu tháng thu thập mồ hôi. Từ khiêu vũ, biểu diễn, tập thể dục và làm việc nhà, bằng chứng ‘sống’ của những chuyển động hàng ngày đều được lưu trữ trong những chai thủy tinh nhỏ. Trong màn trình diễn cuối cùng, Hoàng Anh đã ‘đun’ (đúng, đun) những giọt mồ hôi được thu thập. Hiệu ứng bốc hơi đồng nghĩa với việc cả căn phòng nhanh chóng chìm trong hơi mồ hôi, trong mùi hôi - căn phòng bị buộc phải chìm ngập trong cơ thể của Hoàng Anh. Hầu hết khán giả đều sơ tán trước khi buổi biểu diễn của anh kết thúc.
“Tại sao… lại nghĩ đến việc làm điều đó?” Chuyển động như trò chơi.
Với tác phẩm MAP 2023 của mình, Hoàng Anh đã chọn trình diễn - hay đúng hơn là ghi hình trình diễn. Thay vì biểu diễn trực tiếp cho khán giả, Hoàng Anh đã quyết định chỉ trình chiếu những đoạn phim đứt đoạn, bảo toàn một chút gần gũi, “sự sở hữu” về chuyển động và ý nghĩa chứ không để chúng bị khán giả thay đổi. Tác phẩm của anh tìm cách tái dựng giấc mơ khi anh bị đẩy xuống giếng, sử dụng khói và nhang như những công cụ vật chất để đồng hành cùng cơ thể anh trong quá trình tìm lại trải nghiệm tiềm thức.
Khoảng không gian giữa hư ảo và hiện thực. Chuyển động như trò chơi.
—
Renen
Trong khi Sarah mở đầu cuộc thảo luận bàn tròn qua việc bàn về niềm đau thương, Renen, nghệ sĩ từ Bremen, khép lại nó với việc gợi lên sự hài hước, thứ mà anh coi như một “chiến lược nhằm hiểu được ý nghĩa của mọi thứ”. Tác phẩm mà cá nhân tôi ưa thích trong số những tác phẩm của anh: một trình diễn cù lét - cụ thể, “cù lét như một chuyển động được hình thành đã qua biên đạo”. Không cần phân tích nào nữa. Nó kì khôi một cách vô lý.
“Tại sao… lại nghĩ đến việc làm điều đó?” Chuyển động như trò chơi.
Renen đã trình bày tác phẩm của mình cho MAP, có tựa đề The Blade 2.0 (Lưỡi kiếm 2.0): một bản dựng gồm 135 đoạn phim được lấy làm nhật ký hình ảnh về chuyến đi Bremen-Berlin-Zurich của anh. Anh bày tỏ sự khó khăn ban đầu của mình trong việc hình thành ý tưởng cho chủ đề Chuyển động. Do đó, dự án này đã được lưu ý rằng vẫn đang trong quá trình thực hiện, cả video và ý nghĩa đằng sau vẫn đang được định hình. Điều này đã mở ra cơ hội cho các nghệ sĩ và các thành viên của Heritage Space đưa ra ý kiến về khía cạnh này.
Khi trẻ con chơi, chúng khám phá những khả năng và giới hạn của cơ thể cũng như trí tưởng tượng một cách không ngần ngại. Chúng thử nghiệm những cách tương tác với không gian và bản thân, làm điều đó một cách vô thức cho đến độ tuổi mà chúng nhận thức được mối quan hệ giữa hai thứ. Có lẽ đây là điểm khác biệt duy nhất giữa đứa trẻ và nghệ sĩ: giai đoạn nhận thức này. Đóng góp của Renen cho thảo luận bàn tròn đã minh họa cho quá trình tạo ra ý nghĩa này, biến buổi nói chuyện thành một cuộc hội thoại phối hợp. Để tiếp tục phép ví von của bài viết này, tôi nhớ đến một câu trích dẫn của nhà văn người Mỹ Fran Lebowitz trong chương trình Netflix với một nữ chính do Scorsese đạo diễn, Pretend It’s a City (Giả như Nó Là Thành phố):
“Tôi thích [trẻ con] bởi chúng là nhóm người ít khó chịu nhất. [...] Chúng chưa có đầy những thứ rập khuôn sáo rỗng, bạn biết chứ? Chúng nguyên bản hơn người lớn. [...] Chúng không biết về nhiều thứ, nên chúng tự tưởng tượng ra hoặc đặt câu hỏi. Chúng thường không cố thuyết phục ta rằng chúng biết gì đó mà chúng không biết, bạn biết chứ?”
Tôi kết thúc bằng câu hỏi sau: tại sao nghệ thuật lại quan trọng với người thường? Dĩ nhiên, vẫn còn chỗ để thảo luận ảnh hưởng xã hội và văn hóa và chính trị của nghệ thuật… nhưng tôi nghĩ rằng chủ đề chuyển động của MAP, như Sarah, Kayle, Hoàng Anh và Renen đã gợi lên, hướng đến một thứ đơn giản hơn, ngọt ngào hơn: khi sắp đặt cơ thể và trí tưởng tượng, nghệ thuật là không gian duy nhất mà chúng ta có thể không ngại ngần khám phá thế giới theo một cách mới… với thành quả là một nơi thú vị hơn rất nhiều.
—
Mặc dù các cuộc tranh luận hàn lâm về nghệ thuật có một sự liên quan đến lĩnh vực không thể phủ nhận, chúng không nên khiến ta quên mất một điều đơn giản hơn nhiều: tiếng “ồ” tích cực mà nghệ thuật có thể mang lại. Tôi không thấy việc tranh luận về yếu tố 'tốt' của bất kỳ tác phẩm nào phục vụ mục đích gì nếu chúng ta không dành không gian cho phản ứng lơ đãng đó của con người - một khoảnh khắc để nó được cảm nhận, lên tiếng, không phức tạp hơn một lời thốt lên duy nhất.
Người lớn không có thời gian rõ ràng để chơi. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, việc di chuyển là có chủ ý, đưa ta từ điểm A đến điểm B. Đôi chân của ta nhấc lên ngơi nghỉ khỏi thực tại chỉ trong một phần nghìn giây giữa những bước đi đơn điệu. Sarah, Kayle, Hoàng Anh và Renen khiến tôi nhớ đến cái “ồ” tích cực mà ta cảm nhận được khi để mình trôi nổi trong giây lát— như một con diều bay lên cao. Nghệ thuật như chuyển động. Chuyển động như trò chơi.
— Chuyển ngữ: Phùng Thị Phương Anh, Nguyễn Nhật Mai. Hiệu đính: Út Quyên. Biên tập: Thu Thảo Ảnh: Ngô Trần Phương Uyên Key visual: Dan Ni. Design: thảo
—------------
Round Table of MAP 2023: Kites, Sweat, Rum, and Tickling
What makes art “good” today? Of value? What characterizes a strong artist? Their innovative quality? Their mastery of technique? Their persuasive ability to convince you, the spectator, that the more syllables they abstractly use to describe their practice, the more impressive the work: temporality, materiality, modernity, conceptual, post-conceptual, pre-post-pre-post-current, … terms which mean everything … and nothing.
Two months into exploring the Hanoian art scene… and I don’t think I have a formal answer to any of these rhetorical academic inquiries. And I think I’m coming to terms with the fact that I don’t particularly care to find one. This realization struck me following the four-top MAP talk. Four speakers, the third MAP round-table, two cities, one Zoom-screen-shared audience. Sarah Morag and Nguyen Hoang Anh speaking from Hanoi, Kalye Brandon and Renen from Bremen. The thought that rang in my head throughout the two hours: “artists … are so … wonderfully… weird.” For their MAP 2023 contribution, each artist managed to develop a mobility-oriented art practice that radiated something so… funny, absurd, child-like, grotesque, coy… across the board: playful. They brought to light the most basic artist quality, and yet one that tends to get filtered out in the pretentious air surrounding many mainstream contemporary art contexts: a marvelous imagination.
There have been several moments throughout the Month of Arts Practice where I felt like I was mildly losing my sanity. Perhaps an effect of spending every minute of my time between my two work settings: art and teaching. Accordingly, the two profiles I was most interacting with were artists and kids. I was situated in the shared space that they jointly inhabit: the fertile in-between of reality and fantasy. The space that surrounds them does not stop at reality’s surface. What they don’t understand they ask to know. Or they treat the missing piece as a chance to make up, to imagine alternatives. A child is given a pen and uses it as a sword. The world is perceived as their playground.
“Why… would you do that?”; “How… could you have even thought of such a thing?”. Artist and child, interchangeable. They perplex you. The process of how their mind got there bewilders you. And yet, at the same time, it floors you with admiration. Somehow, you find yourself fervently enjoying the oddness. You internalize it. Gradually, the world you inhabit becomes a far more entertaining place. It begins to resemble a playground.
—
Sarah Morag
From Scotland to Berlin to Da Lat, Sarah Morgan is now based full-time in Saigon (other stops in-between I’ve definitely missed). The Da Lat-to-Saigon transition unsurprisingly came as an adjustment, stepping out of green serenity to concrete havoc and hustle. She spoke of her experience locating the breaks in urbanization. In come Tho Thiem: a big flat space – rare for HCMC – serving as a hub for social encounters in the city. All the while: the space in itself is illegal – against laws of group gatherings – and temporary. It is an intermediary “open” space, following the displacement of the community living there, preceding the city’s long-term urban development plan. “This peaceful space holds a lot of grief, pain, trouble” of land dispossessed.
Sarah chose kites as a central subject matter in her MAP work, as inspired by the grand scaled colorful kites that checkered the sky above Tho Thiem. They thus are emblematic of this space’s contradictory mobilities: on the one hand, the expression of a need to move freely — a place for kids to play in the densely packed city,— on the other, the great cost of forced internal migration.
A kid is given a pen and sees a sword. Mobility as play.
—
Kayle Brandon
Bristol-based artist Kayle Brandon’s previous projects have been premised around entailed artistic intervention in urban space: from ‘tree climbing day’, to hammock installations, to breaking into museums through bathroom windows to protest payment…. much of her portfolio of work reflects a usage of art as a playful act of defiance.
Mobility as play.
Kayle’s MAP 2023 project mirrors Sarah’s exploration of people and places dispossessed. Investigating a colonized history through present-day remnants, Alexis treats “objects of mobility” — notably goods being exported to the United Kingdom from former colonies —as means of dialoguing today’s scattered African diaspora with its past of colonization and enslavement. Her object of choice for MAP: rum. The city of Bristol’s clout stems from enslavement and sugar refineries. As Kayle puts it, its inhabitants “eat white sugar of black bodies”. Documenting the process of sugar from her local neighborhood market along with the spiritual connotation of liquor in Haiti as a bond between the real and spiritual world,, Kayle produces her rum as an intermediary body between two ends of historical domination. Through distilling and bottling her liquid creation, Kayle deems herself “the agitator '', entangling the lives of a community undergoing centuries’ long injustice.
A kid is given a pen and sees a sword. Mobility as play.
—
Nguyễn Hoàng Anh
Hoi An-based dancer/ performance artist Nguyễn Hoàng Anh having started in presented previous work … a peculiar performance preceded by six months of collecting sweat. From dancing, performing, exercising, and doing chores, the ‘living’ proof of everyday movements were archived into tiny glass bottles. For the final performance, Hoang Anh ‘cooked’ (yes, cooked) the collected sweat. The vaporizing effect meant that the whole room quickly became embodied in the sweat steam, in the stench — the room subjected to submerging into Hoang Anh’s body. Most spectators evacuated before his performance came to an end.
“Why… would you think to do that?” Mobility as play.
For his MAP 2023 work, Hoàng Anh has chosen performance — performance recording to be exact. Rather than performing for a live audience, Hoang Anh decided to only display broken footage, preserving some intimacy and ‘possession’ of movement and meaning rather than subjecting it to being altered by the audience. His work seeks to reconstruct a dream where he was pushed down a well, working with smoke and incense as material tools to accompany his body in retracing subconscious experience.
The in-between space of fantasy and reality. Mobility as play.
Renen
While Sarah opened the round-table discussing grief, Bremen-based artist Renen closed evoking humor, what he treats as a “strategy to make sense of things”. My personal favorite of his enumerated works: a tickling performance — i.e., “tickling as a choreographed generating movement”. No analysis needed. It’s absurdly brilliant.
“Why … would you think to do that?” Mobility as play.
Renen presented his work for MAP, entitled The Blade 2.0: a montage of 135 clips taken as visual journaling of his Bremen-Berlin-Zurich travels. He expressed his initial struggle in coming up with a concept for the Mobility theme. The project presented was thus disclaimed as in the works, both the video and the underlying meaning still being configured. This opened the floor to fellow artists and Heritage Space members to give their two cents on the matter.
When children play, they unapologetically explore the abilities and boundaries of their bodies and imaginations. They experiment in their ways of interacting with space and self, doing so absent-mindedly until arriving at an age where they become cognizant of the relationship between the two. Perhaps this is the sole difference between the child and the artist: this period of becoming cognizant. Renen’s contribution to the round-table illustrated this meaning-making process, turning the talk into a collaborative conversation. To continue this paper’s analogy, a quote comes to mind from American writer Fran Lebowitz in her Scorsese-directed one woman Netflix show, Pretend It’s a City:
"I like [children] because they are the least irritating group of people. […] They’re not yet full of clichés, you know? They're more original than adults. […] They don't know what things are, so they make up or ask questions. They don't usually try to convince us that they know something they don't know, you know?”
—-
I conclude with the following question: why should art matter to the average person? Certainly, there is room to discuss art’s social and cultural and political impact… but I think MAP’s theme of mobility, as evoked by Sarah, Kayle, Hoàng Anh and Renen, alike points to something much simpler, much sweeter: aligning body and imagination, art is the one space where we get to unapologetically discover the world anew… rendering it a much more interesting place as a result.
—-
Despite the field-related relevance that academic art debates undeniably hold, they shouldn’t make us lose sight of something much simpler: the wholesome “wow” that art is able to trigger. I don’t see a point in debating the ‘good’ factor of any work if we don’t allow space just for that absent-minded human reaction — a moment for it to be felt, voiced, no more complicated than a single utterance.
Adults don’t have time explicitly intended for play. In our day-to-day, mobility is intentional, getting us from point-A to point-B. Our feet lift off of grounded reality only for a mili-second break amidst our monotonous steps. Sarah, Kayle, Hoàng Anh, and Renen reminded me of the wholesome “wow” we get to feel when we let ourselves momentarily float— like a kite moving upward. Art as mobility. Mobility as play.
— Translation: Phùng Thị Phương Anh, Nguyễn Nhật Mai. Proofread: Út Quyên. Editor: Thu Thảo Photos: Ngô Trần Phương Uyên Key visual: Dan Ni. Design: thảo
Back | ||||||||||||